Khi ông gọi,ữngngàyđẹptrờkuala lumpur nó cũng có thể chạy ngay đến, sà vào đôi bàn tay chai sần mà dụi.
Nâu chẳng nhớ mình được sinh ra ở đâu, chỉ là từ khi nó bắt đầu chập chững biết chạy, nó đã ở với ông già rồi. Nhưng ngày trước họ không ở trong túp lều tạm tựa vào vách nhà kế bên, mà là một căn phòng nhỏ chật chội, trong một dãy nhà trệt lúc nào cũng râm ran tiếng người. Dưới gầm chiếc giường xếp, ông lót cho Nâu một cái ổ trong thùng giấy. Ban đầu nó còn chẳng trèo ra nổi cái thùng, đến khi có thể chạy một chút thì ông dặn nó phải im lặng và không được ra khỏi phòng. Hằng ngày ông giấu Nâu vào tủ xe bánh mì rồi đẩy ra đầu ngõ, cột nó vào một chiếc dây dù để khỏi chạy lung tung. Hồi Nâu còn nhỏ, thỉnh thoảng khách cũng cho nó một miếng thịt hay ít chà bông rồi xoa xoa đầu, nhưng khi nó lớn hơn thì chẳng hiểu sao người ta đâm ra ngại ngùng, dù lúc nào nó cũng toét răng cười và vẫn nhảy tưng tưng khi khách đến gần. Đến một ngày, ông già vỗ vỗ xuống đất rồi lắc đầu khi nó mới dợm đứng lên, Nâu hiểu rằng tốt nhất nó không nên tỏ ra quá mừng rỡ nữa. Con người sao lại không thích người khác trưởng thành nhanh hơn họ nhỉ?
Nâu không bận tâm điều đó quá lâu, vì một tai họa khác lại ập đến. Một ngày, người đàn ông ria mép đến gõ cửa, vẻ mặt cáu kỉnh. Người này hằng tháng vẫn đến lấy xấp giấy đủ màu nhàu nhĩ từ tay ông già, nhưng hôm nay sao gã đến sớm hơn thường lệ? Mà hình như cũng không phải để lấy giấy, gã chỉ vào Nâu, hất hàm nói oang oang gì đó, rồi chỉ tay ra cổng. Ông già chỉ nhìn xuống sàn, rồi lặng lẽ gật đầu. Khi gã rời khỏi, ông ôm Nâu vào lòng, gãi gãi tai và cười với nó, những nếp nhăn càng hằn rõ trên khóe mắt. Vài ngày sau, ông đẩy Nâu trên chiếc tủ xe bánh mì, rời khỏi khu nhà ấy và không bao giờ quay trở lại.
Họ đến túp lều chưa bao lâu thì người ta đã giăng dây khắp các ngõ. Đường phố bỗng vắng tanh vắng ngắt, ông già cũng không thể đẩy xe bánh mì ra ven đường được nữa. Lâu lâu ông lại lần giở xấp giấy màu nhét trong khe chiếc va li, lấy một vài tờ đem đi đổi đồ ăn. Trông ông lúc nào cũng muộn phiền, nhưng Nâu thì chưa bao giờ phải nhịn đói, tuy không có xúc xích nữa, nhưng ông ăn gì cũng nhón ra một phần cho nó. Niềm vui lớn nhất trong chuỗi ngày vắng lặng là thi thoảng có người đem thịt rau đi phân phát. Khoảng thời gian ấy rất dài, như đã bằng cả một nửa đời Nâu. Rồi cũng đến ngày dây giăng được tháo xuống và Nâu hân hoan theo ông kéo chiếc tủ xe bánh mì ra ven đường.
Trời chẳng mấy chốc đã về khuya, Nâu vươn vai rời bụi chuối rồi theo ông già đi dạo trên đường. Dạo này khi vãn xe, ông già thường cầm cán cây dài đính một cục màu đen ở đầu, rà khắp mặt đường. Đôi lúc Nâu tự hỏi vì sao ông làm thế, mấy cái đinh ấy vừa cứng vừa rít, có bỏ vào bánh mì ăn được đâu?! Lạ là ông già rất vui, Nâu nhìn ông khe khẽ hát mà cũng thấy lâng lâng theo. Bỗng nhiên, có hai tên mặt mày dữ tợn tiến đến la hét. Hai tên này nhìn còn đáng ghét hơn cả gã có ria ở khu nhà ngày xưa, Nâu vội chạy đến nhưng ông già ra hiệu bảo nó lùi lại. Lần này Nâu không nghe lời nữa, chỉ vòng sang phía bên kia rồi tiếp tục quắc mắt gầm gừ. Khi ông già lùi lại một bước, gã to con hơn sấn sổ túm lấy cổ áo ông, gã còn lại giật lấy cán cây hùng hổ giơ lên. "Thật không nhịn được nữa!", Nâu nhảy chồm lên gã cầm cây, hắn giật mình loạng choạng ngã xuống đường. Gã còn lại buông cổ áo ông già rồi túm lấy cán cây, quay sang vụt liên tiếp vào nó. "Rắc!", Nâu chợt thấy hoa mắt, rồi cảm giác đau buốt lan khắp thân sau. Tại sao nó cố gắng chạy đi mà cảnh vật cứ trôi ngược lại thế này?! Nâu tru lên thảm thiết khi thấy ông già ngã xuống mà gắng gượng bò đến ôm nó. Mắt Nâu mờ dần khi đèn ở những căn nhà gần đó bật sáng, vài người đang chạy về phía họ.
...
Cô bé y tá đang đắn đo việc đề xuất tin nhắn tự động để nhắc nhở chủ nuôi về định kỳ vắc xin. Nhưng liệu đó có phải là một ý tưởng đủ mới? Cô bé chỉ vừa tốt nghiệp, và ngành học thì không phải chuyên về thú y, nhưng giờ đây cô đang vui vẻ tăng ca, với hy vọng sẽ được nhận làm chính thức. Ở bệnh viện thú y 24/7 này, lương thưởng không tệ, mà sau dịch Covid cô lại đang rất cần tiền để lo cho đứa em. Đã gần nửa đêm, cô bé đang đổ cốc mì thì cánh cửa kính bật mở, một ông bác tóc hoa tiêu vác một chú chó hớt hải chạy vào. Nó là giống chó ta, không lớn lắm, có bộ lông màu nâu khá đặc biệt. Sau khi giúp sơ cứu vết thương, cô bé trở ra phòng chờ và ngồi xuống đối diện ông bác.
- Đó là chó của bác sao?
- Ừ, tôi nhặt nó cuối năm ngoái - Ông bác khó nhọc trả lời - Nó khá hơn chưa?
- Chỗ gãy dập rất nặng. Chúng tôi chờ bác sĩ kiểm tra kỹ rồi mới có kết luận cuối cùng - Cô bé vừa ghi chép, vừa trả lời - Nhưng tình huống xấu nhất, em ấy sẽ bị liệt vĩnh viễn.
Nhìn ánh mắt thất thần của ông bác, cô bé nhẹ nhàng trấn an:
- Nếu phẫu thuật thành công thì vẫn còn cơ hội, bác đừng quá bi quan.
- Về chi phí… - Đôi mắt ông vừa sáng lên đã lại vội cụp xuống - Bao nhiêu nhỉ?
- Theo quy định phải trả cọc trước, bác thanh toán bằng thẻ hay tiền mặt?
- Tiền mặt - Ông run run nhận tờ hóa đơn - Nhưng tôi chỉ có một ít trong người, tôi phải… phải về nhà lấy.
Trong hai tháng thử việc, cô bé từng thấy nhiều người mang thú nuôi đến bệnh viện rồi không quay lại nữa. Ánh mắt của động vật nói lên nhiều điều hơn một kẻ vô tâm có thể hiểu, chúng cũng có đầy đủ những cảm xúc như con người, chỉ là không sử dụng được ngôn ngữ. Mà đối với những bệnh nhân không thể nói, cách duy nhất là làm quen với cách họ biểu đạt bằng cử chỉ. Ánh mắt chú chó nâu nói với cô rằng người đàn ông này là tất cả của nó.
- Khuya rồi, bác có thể trở lại thanh toán vào ngày mai - Một nốt im lặng kéo dài khiến cô bé ngẩng lên, khẽ chau mày - Bác sẽ quay lại, phải không?
...
Ông già lê bước trên vỉa hè vắng lặng, cảm thấy mỗi bước chân sao nặng nề quá đỗi. Ông không phải người gốc thành phố này, điểm xa nhất ông có thể nhớ được là một cái lán dưới chân cầu, nơi có rất nhiều những mái chòi lụp xụp. Mẹ cũng chưa từng dẫn ông về quê vào những ngày tết, khi khung cảnh trở nên vắng lặng, ngay cả nhóm công nhân xa xứ cũng chỉ còn lác đác vài người. Dường như ai cũng có chỗ để trở về, trừ mẹ con họ. Một ngày kia, mẹ ông không quay lại chiếc lán nữa. Trong ký ức mơ hồ như làn sương, hình như ông đã từng tuyệt vọng lắm. Sau giải phóng, ông có đến một số lớp phổ cập, nhưng không rõ do đã quá tuổi, hay quá lo toan cơm áo mà học chẳng vào đầu mấy, may mắn là còn đọc được con chữ. Đời ông cứ thế trôi qua với đủ nghề mưu sinh, người đến rồi lại rời đi, đến khi chừng này tuổi, ông cũng chẳng có gì cho riêng mình, ngoài một khoản tiền dành dụm đã vơi bớt hơn nửa sau mùa dịch, vài món đồ dùng cá nhân cơ bản, và một chiếc xe bánh mì.
"Mày chỉ cần bán bánh mì chết tiệt của mày, ai mượn lượm đinh? Lại cứ thích xía mũi vào việc của người khác cơ!", ông già nhớ lại lời hai kẻ côn đồ, "Từ nay mày cũng đừng hòng kiếm miếng ăn ở đây!". Những ngày sắp tới chắc sẽ vất vả hơn, nuôi sống bản thân cũng đã khó, còn con Nâu… Ông già khẽ mỉm cười khi nhớ về chú chó. Ông tìm thấy nó bị bỏ ở bãi rác khi còn bé xíu nên đã đem về chăm sóc. Ban đầu chỉ vì lòng trắc ẩn, nhưng từ bao giờ, Nâu đã trở thành động lực để ông đi qua những ngày buồn tẻ. Vì nó đang chờ ông dưới gầm giường, bên bụi chuối, trong cái lán rách, ông lại cố gắng làm nhanh hơn, làm tốt hơn một chút. Và cứ thế, dần dần ông già nhận ra đâu chỉ có Nâu đang chờ ông, mà ông cũng rất vui khi nó cứ quấn quýt xung quanh. Nâu đã cùng ông đi qua thời kỳ dịch bệnh, khi tiếng xe cứu thương còn nhiều hơn tiếng người. Giờ đây, cứ nghĩ đến nó vẫn đợi ở đó nhưng ông sẽ không quay trở lại, một nỗi đau đã chôn chặt từ lâu bỗng âm ỉ bóp nghẹt trái tim ông…
Gần hai tuần sau, khi đang dọn dẹp để chuyển đến một nơi tạm bợ khác thì có một cô gái trẻ đến tìm, ánh mắt ông già rạng rỡ hẳn khi nghe cô giới thiệu.
- Xin lỗi, hôm nọ cô đeo khẩu trang nên tôi không nhận ra…
- Không sao, cháu đến báo cho bác nhóm cứu hộ đã tìm được người nhận bé Nâu, mọi chi phí sẽ do họ chi trả.
Hôm ấy, khi thấy ông già không đủ tiền, cũng không có điện thoại, cô bé đã yêu cầu địa chỉ liên lạc, nhưng thực sự không chắc có tìm được, hay liệu mình có muốn đi tìm hay không. Chỉ có một điều chắc chắn: dù tốt hay xấu, chú chó không thể ở với người chủ này được nữa rồi.
- Cám ơn cô! - Ông già gạt những giọt mồ hôi trên trán - Đi xa như vậy để báo cho tôi.
Đúng thế, chính cái địa chỉ ở rất xa bệnh viện đã khiến cô bé tò mò. Người ta đâu có đêm hôm vác một gánh nặng đi xa đến thế, nhất là khi bản thân ông ấy cũng bị thương.
- Còn về việc có thể cho bác địa chỉ chủ mới để thỉnh thoảng ghé thăm không, thì không thể. Nhóm cứu hộ phải bảo mật thông tin người nhận nuôi.
Ông già cúi đầu ngẫm nghĩ, rồi mỉm cười gật đầu. Ông với lấy cái ấm nước cũ rót ra một ly đưa cho cô gái, đoạn quay lại việc đóng gói còn dang dở. Vì lời nài nỉ của ông già, sau khi ca phẫu thuật cho Nâu thành công, cô đã đăng ký hồ sơ tìm chủ mới cho thú nuôi bị bỏ rơi. "Bị bỏ rơi", ba chữ vừa gõ trên đơn ấy, và cái cảm giác lưng chừng kỳ lạ mỗi khi nhìn vào đôi mắt mở to của Nâu khiến cô bé cứ trăn trở. "Không, mình chỉ cần mọi thứ hoàn hảo, mình không biết ông ấy, mình không thể chịu trách nhiệm...", cô đã không ngừng lẩm bẩm trên suốt quãng đường, dường như rất dài, dẫn đến phòng bác sĩ trưởng. Và rồi, hít một hơi sâu, cô bé gõ cửa.
- Bác có muốn đến chỗ cháu làm không? Bên cháu vẫn cần một người trực ca đêm, bác có thể ở lại phòng bảo vệ - Trước ánh mắt ngơ ngác của ông, cô nói nhanh - Nếu có duyên, bác có thể gặp lại Nâu khi bé đến tái khám.
Giờ cô bé đang đứng đây, trước một cái lều tạm với đồ đạc ngổn ngang. Nhìn giọt nước mắt lăn xuống giữa những nếp nhăn trên gương mặt khắc khổ của người đàn ông, cô khẽ mỉm cười. Đúng là hôm ấy cô đã không nông nổi.
...
Dạo gần đây, mọi người ở bệnh viện đã quen với hình ảnh một chú chó màu nâu lăng xăng trong sảnh với cái xe lăn. Hôm nay nó đang phấn khích với quả bóng được chuyền qua lại giữa cậu chủ và bác bảo vệ. Lần này ông già không những chuyển chỗ mà còn chuyển nghề nữa, Nâu tự hào lắm, dù nó vẫn thích xe bánh mì hơn là bộ đồng phục màu xanh. Bánh mì chắc không dùng được nữa, giống hai chân sau của nó, nhưng có sao đâu, giờ nó có bánh xe còn ông già có bộ đồ màu xanh kia. Quần áo thì không ăn được như chả, xúc xích hay chà bông, nhưng màu xanh ấy giống như màu ký ức của Nâu về những ngày đẹp trời, những khoảnh khắc chạy lon ton trên vỉa hè rồi nịnh nọt xin ăn, những giây phút thò đầu ra khỏi tủ bánh mì ngắm dòng người qua lại, những giấc trưa nằm lười bên bụi chuối ngắm lá xanh, mây trắng, nắng vàng, và ông già của nó.
Thể lệ
Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng
Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.
Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.
Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.
Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).
Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.
Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.
1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.
Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.
Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.
Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.
Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.