2 năm cần mẫn đạp xe bán xôi,ợchồngViệtkhởinghiệpđạpxebánxôichènaycóquánănởNhậđiểm du lịch đà lạt chè
Anh Mạc Đức Mạnh (33 tuổi, quê ở Hải Dương) hiện đang sinh sống và làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Năm 2013, tốt nghiệp Trường ĐH Thủy Lợi, anh quyết định sang Nhật Bản để tìm hướng đi mới.
Anh vừa học vừa làm, cơ duyên đưa anh gặp chị Nguyễn Ngân Nhi. Họ nên duyên vợ chồng vào năm 2015. Thời điểm đó, ở Nhật rất ít quán ăn Việt Nam nên cả hai có ý định sẽ khởi nghiệp bán những món ăn miền Bắc. Ban đầu, anh định làm những món nổi tiếng như phở, bún… Tuy nhiên, do quãng đường vận chuyển xa, tốn tiền đi tàu, giao đến khách thì thức ăn bị nguội nên ý định đó tạm gác lại.
"Khi về Việt Nam tổ chức đám cưới, vợ chồng tôi gặp người thân có bí quyết nấu chè nên chúng tôi học thêm. Nguyên liệu làm chè dễ kiếm, có thể bảo quản được 2 – 3 ngày nên chúng tôi mang các loại đậu từ quê sang Nhật. Một thời gian sau, chúng tôi quyết định nấu thử và mời những người xung quanh ăn thử, ai cũng khen ngon", anh nhớ lại.
Họ bắt đầu đăng lên các nhóm cộng đồng người Việt ở Nhật trên Facebook, không ngờ nhận được rất nhiều sự ủng hộ của mọi người. Mỗi tuần họ chỉ bán 2 - 3 buổi vì vẫn còn có công việc chính.
"Mới đầu bán mỗi ngày cũng được 80 - 100 ly. Ở Nhật, mọi người đi làm bằng tàu và chỉ đến trước 5 phút khi tàu chạy nên phải canh đợi giao cho họ. Tôi nghĩ nếu cứ bán online như vậy sẽ không được nhiều. Vì vậy, tôi quyết định chở chè ra bãi đất trống gần ga tàu để bán. Mới đầu cũng ngại. Nhìn khách người Việt cầm ly chè vui sướng vì bao năm không được ăn, tôi lại có nhiều động lực hơn", anh nói.
Lúc đó, khách chủ yếu là người Việt. Khi bán hàng ở ga, anh bị sặc khói thuốc lá, đành quay về 10 – 15 phút mới quay lại bán tiếp. Mỗi ngày bất kể nắng mưa, gió rét anh lại đều đặn mang chè ra ga bán. Bán chè ở ga được 6 tháng, vợ chồng anh Mạnh bắt đầu bán thêm xôi xéo. Trải qua 2 năm cần mẫn đạp xe bán xôi, chè ở ga, đến năm 2017, anh mở quán đầu tiên ở Tokyo.
Kênh truyền hình NHK từng đến quán ghi hình
Anh sang Nhật theo diện là du học sinh nên visa có thời gian ngắn nên việc thuê nhà gặp nhiều khó khăn. Ban đầu, anh bán xôi, chè, nem chua rán, nem rán, bún thịt nướng sau mới phát triển menu thêm nhiều món Việt khác.
Vào những dịp lễ tết khách đông, vợ chồng họ phải rửa chén đến 4 giờ sáng. 7 giờ sáng hôm sau lại đi chợ mua nguyên liệu. Kinh doanh được một năm rưỡi, anh Mạnh bảo lãnh đầu bếp Việt sang Nhật Bản. Đến năm thứ ba, anh chị mở thêm 2 quán ăn. Đến năm 2022 họ đã có 4 quán ăn Việt ở Tokyo.
"Mọi người ủng hộ rất đông, mấy năm trước nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh sang Nhật cũng ghé đến. Thời điểm đó, không chỉ khách Việt mà khách từ Úc, Mỹ sang du lịch cũng ghé quán thưởng thức. Tháng 2.2023 kênh truyền hình NHK đến quán ghi hình, điều này giúp quán được nhiều người biết đến hơn", anh kể lại.
Chị Nhi nói rằng, nhìn lại quá trình khởi nghiệp, chị cũng tự hào về thành quả đạt được. Vợ chồng mong muốn việc kinh doanh ngày càng phát triển, được lòng khách hàng hơn. Cả hai lúc nào cũng động viên nhau để cuộc sống, tương lai của con tốt đẹp hơn.
"Thời trước, lúc còn đi học sáng nào cũng phải dậy sớm đi học, chiều về thật nhanh để chuẩn bị hàng đi bán. Vợ chồng lúc nào cũng vội vàng, chịu khó ngày mưa cũng như ngày nắng nhưng may mắn được khách ủng hộ. Sau dịch Covid-19 khách có giảm hơn so với trước nên vợ chồng mình đang thêm vài món ăn khác vào menu để việc kinh doanh khởi sắc hơn", người vợ bộc bạch.